GD&TĐ - Không xót con và chạy lại giúp con ngay, mẹ của cậu bé thậm chí còn cầm điện thoại quay và cười khá lớn…
Thông thường, khi thấy con bị ngã, hay gặp khó khăn gì đó… các bố mẹ thường kém nhẫn nhịn và ngay lập tức “dang tay giúp đỡ” con. Video ngắn chưa đến 3 phút phút về một cậu bé bị kẹt đầu vào trong song sắt nhưng cách giải quyết của cả hai bố mẹ bé có thể sẽ khiến bạn bất ngờ.
Clip quay lại cảnh cậu bé người Mỹ có tên Joey vì quá nghịch trong lúc chơi nên để kẹt đầu vào song sắt. Cậu bé không hề gào khóc và bình tĩnh trả lời mẹ câu hỏi: “Con làm sao thế?”. Điều đặc biệt hơn là mẹ của cậu bé cũng tỏ ra khá bình tĩnh, thậm chí cô còn khá thờ ơ cười to khi cầm điện thoại và quay lại cảnh con mình đang bị mắc kẹt kèm theo câu hỏi: “Điều gì đã xảy ra thế Joey? Sao con lại có thể chui vào đấy được nhỉ? Để bố giúp con nào. Bố đang ra rồi”.
Bố của Joey sau một hồi thử hết các cách nhưng cũng không thể “giải thoát” cho con ra khỏi song sắt. Và cuối cùng, anh quyết định… để cho con tự cứu mình. Cái kết thật bất ngờ. Sau một hồi loay hoay, cuối cùng cậu bé cũng nghĩ ra cách để “thoát thân” trong tiếng reo hò, động viên của mẹ.
Hãy để cho trẻ được đối diện và tự giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn
Cậu bé trong clip đã rất dũng cảm, không khóc cũng không gào thét. Chính sự không “rối hết cả lên” của bố mẹ của cậu bé đã cho Joey không gian để có thể độc lập suy nghĩ cách xử lý và giải quyết vấn đề.
Khi trẻ xảy ra vấn đề, bố mẹ không nên quá hoảng sợ, hãy học cách bình tĩnh, giúp trẻ có thể bình tĩnh và có không gian để tự suy xét. Hãy để trẻ em học cách giải quyết vấn đề của riêng chúng.
Nếu con gặp khó, bố mẹ đừng giúp con ngay lập tức. Nếu bố mẹ làm vậy thì đã tước đi của con cơ hội học cách tự giữ bình tĩnh, đánh giá tình huống và cố gắng tìm ra cách giải quyết vấn đề.
Trẻ có thể học được rất nhiều thứ từ chính sự bình tĩnh của bố mẹ:
– Trẻ sẽ học được cách thể vượt qua được những trở ngại khi không có sự giúp đỡ. Trẻ sẽ tự tin vào bản thân sau mỗi lần mắc lỗi và tự vượt qua được khó khăn.
– Trải nghiệm sự sợ hãi, tin vào khả năng của mình và tự tin, kiên định vào hành động của chúng.
– Rèn kỹ năng tự đưa ra quyết định, tự chấp nhận rủi ro và đối mặt với cảm xúc của chính mình.
– Học hỏi kinh nghiệm và cố gắng để được hợp lý về những gì trẻ có kiểm soát – và những gì ngoài tầm kiểm soát của trẻ.
– Cảm nhận được niềm vui “chiến thắng”, vượt qua được chính giới hạn của bản thân khi xử lý xong tình huống khó khăn.
Nếu bạn tạo ra một hàng rào bảo vệ xung quanh con em mình và cố gắng sửa chữa những thứ con đã vấp phải thì chính bạn đã tước đi những cơ hội trải nghiệm đáng quý đối với con. Lần tới, nếu thấy con ngã, hay đang mắc kẹt ở sân chơi đừng vội hét lên: “Trời ơi, con có sao không?”. Nếu có thể hãy cố gắng mím chặt môi mỗi lần muốn kêu lên và lựa chọn việc dừng lại.
Bởi vì, sau một cái phủi tay tự đứng lên, hoặc tìm cách để giải thoát khỏi sự mắc kẹt, bạn sẽ thấy con mình cười toe toét và tiếp tục cuộc chơi.
Đừng quên rằng, khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề của trẻ em mạnh hơn nhiều so điều chúng ta tưởng tượng.
Việc bố mẹ cần làm chỉ là bình tĩnh ở bên và động viên con là đủ.